Thẻ ATM ngân hàng là một trong những công cụ dùng để thanh toán phổ biến của nhiều người. Trong trường hợp, thẻ của bạn không thực hiện được những giao dịch như rút tiền, chuyển tiền,… thì hãy nghĩ ngay đến việc thẻ đang bị khóa. Vậy làm sao để biết thẻ ngân hàng của bạn đang ở trạng thái nào? Bài viết sau đây, laisuatonline sẽ hướng dẫn mọi người cách kiểm tra thẻ ngân hàng bị khóa nhanh chóng và chính xác nhất.
Thẻ ngân hàng bị khóa tạm thời và vĩnh viễn là gì?
Nhiều người vẫn chưa thật sự hiểu rõ về hai thuật ngữ thẻ bị khóa tạm thời và thẻ bị khóa vĩnh viễn. Laisuatonline sẽ giải đáp ngay cho mọi người sau đây:
+ Thẻ ngân hàng bị khóa tạm thời: Là tình trạng thẻ không thể đăng nhập vào thẻ để thực hiện những giao như rút tiền, chuyển tiền, thanh toán hóa đơn,…. trong một khoảng thời gian nhất định. Thẻ bị khóa tạm thời có thể mở khóa được.
+ Thẻ ngân hàng bị khóa vĩnh viễn: Cũng tương tự như thẻ bị khóa tạm thời. Khi thẻ bị khóa vĩnh viễn, người dùng sẽ không thể đăng nhập hay sử dụng bất kỳ những tính năng nào trên đó. Đồng thời, thẻ sẽ bị khóa mãi mãi, khách hàng không thể thao tác mở khóa lại được.
Cách kiểm tra thẻ ngân hàng bị khóa tạm thời hay vĩnh viễn online tại nhà
Ngày nay, khách hàng ngồi tại nhà vẫn có thể kiểm tra tình trạng thẻ ATM bất cứ khi nào. Dưới đây là một số cách mà bạn có thể tham khảo:
Kiểm tra thẻ ATM có bị khóa không qua app ngân hàng
Trước khi thực hiện cách này, tài khoản ngân hàng của bạn phải đảm bảo đã cài đặt tính năng internet banking.
- Bước 1: Mở app ngân hàng bạn đang sử dụng > Đăng nhập vào tài khoản.
- Bước 2: Tại màn hình chính, chọn Dịch vụ > Chọn Dịch vụ thẻ > Chọn Quản lý thẻ.
- Bước 3: Hệ thống sẽ hiển thị thông tin chi tiết về tình trạng thẻ của bạn.
Kiểm tra thẻ ATM có bị khóa hay không qua tổng đài
- Bước 1: Hãy tìm số tổng đài của ngân hàng mà bạn đang sử dụng.
- Bước 2: Bấm số gọi và gặp tổng đài viên > Yêu cầu hỗ trợ kiểm tra tình trạng thẻ ATM.
- Bước 3: Cung cấp những thông tin cơ bản gồm: Tên ngân hàng, số thẻ ATM, chủ tài khoản, số điện thoại,…. để tổng đài viên kiểm tra.
- Bước 4: Đợi một lúc, nhân viên sẽ báo cho bạn biết thẻ có đang bị khóa hay không.
Tổng hợp số điện thoại tổng đài của các ngân hàng hiện nay
Ngân hàng | Số tổng đài |
Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam (Vietcombank) | 1900 545 413 |
Ngân hàng TMCP Công Thương Việt Nam (VietinBank) | 1900 558 868 |
Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam (BIDV) | 19009247 hoặc 02422 200 588 |
Ngân hàng Nông nghiệp và phát triển nông thôn Việt Nam (AgriBank) | 1900 558 818 |
Ngân hàng TMCP Việt Nam Thịnh Vượng (VPBank) | 1900 545 415 hoặc 02439 288 880 |
Ngân hàng TMCP Tiên phong (TPBank) | 1900 585 885 |
Ngân hàng TMCP Việt Á (VietABank) | 1900 555 590 |
Ngân hàng TMCP Đông Á (DongABank) | 1900 545 464 |
Ngân hàng Quốc Tế (VIB) | 18008180 |
Ngân hàng TMCP Á Châu (ACB) | 1900 545 486 hoặc 028 38 247 247 |
Ngân hàng TMCP Sài Gòn Thương Tín (SacomBank) | 1900 555 588 hoặc 0888 555 588 |
Kiểm tra thẻ ngân hàng có bị khóa hay không tại cây ATM
Hệ thống cây ATM không chỉ có chức năng rút tiền, chuyển tiền,… mà còn giúp người dùng kiểm tra tình trạng thẻ nhanh chóng. Dưới đây là hướng dẫn các bước thực hiện:
- Bước 1: Di chuyển đến cây ATM của ngân hàng bạn đang sử dụng.
- Bước 2: Đưa thẻ vào khe nhận thẻ theo đúng chiều mũi tên > Chọn Ngôn ngữ tiếng Việt.
- Bước 3: Nhập mã PIN để đăng nhập.
- Bước 4: Nếu màn hình hiển thị các chức năng để giao dịch thì thẻ của bạn vẫn hoạt động bình thường. Ngược lại là thẻ đang bị khóa.
>>Tìm hiểu: Thẻ ATM chưa kích hoạt bao lâu thì bị khóa?
Kiểm tra thẻ ATM bị khóa hay không tại chi nhánh ngân hàng
Mặc dù đây không phải là cách kiểm tra tình trạng thẻ trực tuyến tại nhà nhưng laisuatonline vẫn muốn hướng dẫn thêm để mọi người cùng nắm. Khi đến chi nhánh ngân hàng hoặc quầy giao dịch bạn sẽ được nhân viên hỗ trợ giải đáp thắc mắc trực tiếp. Quy trình thực hiện như sau:
- Bước 1: Mang theo thẻ ATM đến quầy giao dịch / chi nhánh ngân hàng mở thẻ.
- Bước 2: Nhờ nhân viên hỗ trợ kiểm tra tình trạng thẻ hiện tại.
- Bước 3: Cung cấp thông tin gồm CMND / CCCD và thẻ ATM để nhân viên xác thực danh tính.
- Bước 4: Nhận kết quả > Nếu cần xử lý vấn đề gì bạn hãy báo ngay với nhân viên tại đó hỗ trợ.
Tại sao thẻ ngân hàng bị khóa?
Trong quá trình sử dụng thẻ sẽ có nhiều nguyên nhân khiến thẻ ATM của bạn bị khóa tạm thời hoặc vĩnh viễn. Sau đây là một vài lý do thường gặp:
- Thông thường thẻ ATM nội địa có thời gian phát hành từ 5 – 7 năm. Nếu thẻ ATM bị quá thời hạn sử dụng, ngân hàng sẽ tạm khóa thẻ đó.
- Khách hàng không sử dụng thẻ trong một khoảng thời gian dài hơn 1 năm. Thẻ ATM sẽ có nguy cơ bị khóa các chức năng để bảo mật thông tin.
- Khách hàng không nhớ thông tin khi đăng nhập, vô tình nhập sai mã PIN quá 3 lần. Lúc này, thẻ ATM sẽ tự động tạm khóa để bảo vệ tài khoản.
- Khi rút tiền tại hệ thống ATM, khách hàng không để ý nên đưa thẻ vào máy ATM không liên kết với ngân hàng cũng khiến thẻ có nguy cơ bị tạm khóa.
- Khi giao dịch, nếu máy ATM nhận thấy thẻ của bạn bị móp mép, hư hỏng sẽ khóa thẻ để khách hàng phát hành thẻ mới.
- Nếu ngân hàng nghi ngờ tài khoản đang có hoạt động gian lận tài chính, rửa tiền,… thẻ tiến hành phong tỏa thẻ theo quyết định của cơ quan chức năng.
Những câu hỏi liên quan đến thẻ ngân hàng
Thẻ ATM ngân hàng không dùng bao lâu thì bị khóa?
Thẻ ATM cũng có thời hạn sử dụng. Nếu khách hàng dùng thẻ hơn 5 – 7 năm mà không đến ngân hàng để gian hạn thì thẻ đó sẽ bị tạm khóa. Thông thường, ngày hết hạn (expired date) của thẻ sẽ được in ngay mặt trước để khách hàng tiện theo dõi.
Thẻ ATM ngân hàng bị khóa có mở lại được không?
Thẻ ATM nếu bị khóa tạm thời thì khách hàng có thể đến quầy giao dịch và nhờ nhân viên hỗ trợ mở lại. Nhưng đối với thẻ bị khóa vĩnh viễn thì không có cách nào để mở lại được.
Lưu ý để tránh bị khóa thẻ ATM
Khi sử dụng thẻ ATM để giao dịch, mọi người nên lưu ý thêm một số điều dưới đây để hạn chế tình trạng thẻ bị khóa:
- Mã PIN và tên đăng nhập là thông tin quan trọng, không được tiết lộ với bất cứ ai.
- Nên ghi nhớ mã PIN cẩn thận, trường hợp nếu không nhớ hãy bấm “Quên mật khẩu” để hệ thống hướng dẫn lấy lại thông tin.
- Bảo quản thẻ ATM cẩn thận. Nếu thẻ bị cong vênh hoặc xước chỗ chip / băng từ bạn hãy mang đến chi nhánh nhờ ngân hàng đổi thẻ mới.
- Khi dùng thẻ nên để ý ngày hết hạn, nếu thẻ sắp đến ngày hết hạn bạn hãy nhờ ngân hàng gia hạn.
- Không nên để thẻ trống quá lâu mà không sử dụng, bạn nên giao dịch thường xuyên để thẻ hoạt động bình thường.
Hy vọng với những cách kiểm tra thẻ ngân hàng bị khóa tạm thời hay vĩnh viễn online tại nhà mà laisuatonline vừa chia sẻ đã giúp bạn đọc dễ dàng nắm bắt được tình trạng thẻ của mình. Từ đó, mọi người có thể chủ động xử lý kịp thời để tránh ảnh hưởng đến các giao dịch tài chính.