Hãy chuẩn bị tinh thần cho một cuộc hành trình đầy bất ngờ và ý nghĩa, vì những khám phá mới lạ và độc đáo đang chờ đón bạn ở phía trước.

Vay thế chấp hàng hóa là gì? Điều kiện, thủ tục, lãi suất 2024

Vay thế chấp hàng hóa là gì? Điều kiện và lãi suất vay cầm cố hàng hóa được quy định như thế nào? Cùng laisuatonline.com tìm hiểu cụ thể và chính xác qua những thông tin ở bài viết dưới đây để phục vụ cho nhu cầu vay vốn của mình.

Cách vay thế chấp hàng hoá hiện nay

Với những doanh nghiệp đang muốn huy động nguồn vốn để kinh doanh thì vay thế chấp hàng hoá là một giải pháp tối ưu. Cùng tìm hiểu về điều kiện, thủ tục và quy trình vay của hình thức này nhé!

Tóm tắt thông tin gói vay thế chấp hàng hoá

Hình thứcVay thế chấp
Đối tượngKhách hàng doanh nghiệp
Mục đíchVay ngắn hạn, phục vụ nhu cầu sản xuất, kinh doanh
Tài sản bảo đảmHàng hoá trong kho được hình thành từ nguồn vốn vay
Ưu điểm
Thủ tục vay đơn giản.
Bổ sung vốn lưu động kịp thời cho doanh nghiệp.
Tỷ lệ duyệt vay lên đến 80% giá trị hàng hoá bảo đảm.

>>Tìm hiểu ngayLãi suất vay thế chấp sổ đỏ ngân hàng ANZ

Điều kiện vay thế chấp hàng hoá

  • Người vay là công dân Việt Nam, người nước ngoài phải đang sinh sống hợp pháp, lâu dài tại Việt Nam.
  • Độ tuổi vay vốn từ 18 – 60.
  • Đáp ứng đầy đủ năng lực hành vi dân sự, chịu trách nhiệm trước pháp luật về khoản vay.
  • Người vay cần có thu nhập ổn định, chứng minh được khả năng tài chính đảm bảo thanh toán khoản vay.
  • Lịch sử tín dụng tốt, không nợ xấu trong thời gian 5 năm gần đây tính đến thời điểm vay.
  • Hàng hoá được thế chấp phải thuộc quyền sở hữu của người vay. Riêng với tài sản Nhà nước quy định có đăng ký quyền sở hữu thì người vay phải cung cấp được giấy chứng nhận.

Thủ tục vay thế chấp hàng hoá

Nếu muốn vay thế chấp hàng hoá tại bất kỳ ngân hàng/ tổ chức tài chính nào bạn cũng cần chuẩn bị đầy đủ các giấy tờ sau:

  • Thứ nhất: Giấy đề nghị vay vốn do đơn vị cho vay cung cấp theo mẫu có sẵn.
  • Thứ hai: Giấy tờ cá nhân của khách hàng: CMND/ CCCD/ Hộ chiếu
  • Thứ ba: Hộ khẩu/ Sổ tạm trú (KT3) có tên của người vay hoặc người bảo lãnh cho khoản vay.
  • Thứ tư: Giấy tờ chứng minh thu nhập hiện tại: Bảng lương, Sao kê lương, Hợp đồng lao động,…
  • Thứ năm: Tài sản bảo đảm (giấy tờ liên quan đến sản xuất hàng hoá, giá trị hàng hoá).
  • Thứ sáu: Cung cấp phương án sử dụng vốn vay để ngân hàng xem xét, đánh giá phê duyệt hồ sơ.
  • Thứ bảy: Các giấy tờ khác nếu ngân hàng/ tổ chức tài chính yêu cầu bổ sung để hoàn tất thủ tục.

Quy trình vay thế chấp hàng hoá

Với hình thức vay thế chấp hàng hoá, mọi người cần lưu ý và thực hiện theo đúng quy trình sau.

Chuẩn bị đầy đủ hồ sơ vay vốn

Tất cả các loại giấy tờ cần thiết cho khoản vay đã được hướng dẫn ở mục trên. Bạn cần chuẩn bị đầy đủ trước khi đến ngân hàng để quá trình vay diễn ra thuận lợi nhất. Nếu có phát sinh thêm thủ tục thì đơn vị cho vay sẽ hướng dẫn bổ sung.

Lập hồ sơ tín dụng

Thông qua quá trình trao đổi và được nhân viên tín dụng tư vấn sản phẩm vay thế chấp hàng hoá. Nếu hai bên đều nhất trí thì hồ sơ vay vốn sẽ được lập để gửi cho đơn vị tài chính.

Thẩm định thông tin và tài sản

Căn cứ vào kê khai của khách hàng, bộ phậm thẩm định sẽ tiến hành xác minh thông tin. Giá trị của tài sản cũng sẽ được định mức một cách minh bạch, cụ thể nhất. Đây là bước mang tính chất quyết định đến số tiền được duyệt vay.

Xác định hạn mức và ký kết hợp đồng vay thế chấp hàng hoá

Thông thường, hạn mức mà khách hàng đưa ra ban đầu sẽ không được chấp thuận ngay. Ở giai đoạn này, kết quả cuối cùng về số tiền được phép vay sẽ do đơn vị tài chính đưa ra quyết định sao cho phù hợp với giá trị tài sản.

Nếu hai bên thống nhất, tổ chức cho vay sẽ soạn thảo hợp đồng với đầy đủ các điều khoản ràng buộc đi kèm. Mọi người cần lưu ý đọc thật kỹ, nhất là về thời hạn, lãi suất và các khoản phí phát sinh để tránh xảy ra tranh chấp sau này.

Giải ngân

Tại bước lập hồ sơ, khách hàng sẽ đăng ký hình thức nhận tiền (tiền mặt/ chuyển khoản). Số tiền này sẽ được giải ngân trong thời gian từ 24 – 48h kể từ thời điểm ký kết hợp đồng. Sau đó mọi người có thể sử dụng vốn vay theo đúng mục đích, nhu cầu của mình.

Lãi suất vay thế chấp hàng hoá các ngân hàng hiện nay

Mỗi ngân hàng sẽ có quy định về mức lãi suất vay thế chấp hàng hoá riêng, cùng tham khảo để lựa chọn đơn vị vay phù hợp nhất.

Ngân hàngLãi suấtHạn mức tối đaThời hạn tối đa
Vietcombank7,5%/ năm85% giá trị tài sảnLinh hoạt
Vietinbank7,7%/ năm80% giá trị tài sản7 năm
Sacombank6%/ năm80% giá trị tài sảnLinh hoạt
BIDV6,5%/ nămLinh hoạt5 năm
MSB6,9%/ năm85% giá trị tài sản7 năm
Techcombank8,2%/ năm80% giá trị tài sản7 năm
MBBank7,9%/ năm90% giá trị tài sản15 năm
Agribank7,5%/ năm90% giá trị tài sảnLinh hoạt
ABBank6,8%/ năm85% giá trị tài sản10 năm
VPBank7,9%/ năm80% giá trị tài sản7 năm

*Lưu ý: Mức lãi suất này sẽ có sự thay đổi theo từng giai đoạn. Tại thời điểm vay, mọi người nên liên hệ đến từng ngân hàng để tham khảo mức chính xác nhất.

Lãi suất vay thế chấp hàng hoá mới nhất 2024

Với hình thức vay thế chấp hàng hoá, mỗi đơn vị tài chính sẽ có quy định riêng về lãi suất. Tuy nhiên, theo khảo sát chung trên thị trường sẽ dao động ở mức cụ thể như sau:

Hình thức vayLãi suấtHạn mức
Vay thế chấp hàng hoá6,5 – 7,5%/ năm80% giá trị tài sản bảo đảm (hàng hoá có giá trị càng cao thì hạn mức sẽ càng lớn)

*Lưu ý: Đây chỉ là con số mang tính chất tham khảo ở thời điểm hiện tại. Nếu thời gian sau bạn mới vay thì có thể sẽ thay đổi tăng hoặc giảm. Bạn nên liên hệ đến ngân hàng/ tổ chức tài chính để tham khảo mức lãi suất trước khi tiến hành làm thủ tục.

Ngoài ra, một số yếu tố liên quan khác cũng sẽ ảnh hưởng đến lãi suất vay:

  • Thời gian hoạt động của từng doang nghiệp
  • Giá trị thực của hàng hoá
  • Thời hạn, hạn mức vay

>>Tham khảoCầm sổ đỏ vay ngân hàng lãi suất bao nhiêu 1 tháng?

Biện pháp đảm bảo khoản vay thế chấp hàng hoá

Hiện nay tại các ngân hàng/ đơn vị cho vay sẽ áp dụng các biện pháp bảo đảm kèm tài sản bảo đảm như sau:

Biện pháp bảo đảm khoản vayTài sản bảo đảm khoản vay
Thế chấp, Cầm cố tài sảnVật, tiền, giấy tờ có giá và quyền tài sản
Đặt cọc, Ký cượcTiền hoặc kim khí quý, đã quý hoặc vật có giá trị khác
Ký quỹTiền hoặc kim khí quý, đã quý hoặc giấy tờ có giá
Bảo lãnhVật, tiền, giấy tờ có giá và quyền tài sản trong trường hợp bảo lãnh bằng tài sản
Bảo lưu quyền sở hữuVật, tiền, giấy tờ có giá và quyền tài sản
Tín chấpKhông có tài sản
Cầm giữ tài sảnVật, tiền, giấy tờ có giá, quyền tài sản

Với những thông tin trên, bạn đã nắm được vay thế chấp hàng hóa là gì? Điều kiện và lãi suất vay cầm cố hàng hóa. Nếu cần nguồn vốn để kinh doanh hãy nhanh chóng liên hệ đến các đơn vị cho vay uy tín trên để được hỗ trợ tốt nhất.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *