Tổng hợp những cách kiểm tra chi nhánh ngân hàng của thẻ ATM là nội dung chính trong bài viết dưới đây. Nhiều người sử dụng thẻ ATM thường xuyên nhưng không biết thẻ của mình thuộc chi nhánh nào. Chính vì vậy, laisuatonline.com sẽ hướng dẫn cách kiểm tra chi nhánh ngân hàng bằng thẻ ATM và internet banking nhanh chóng nhất.
Tổng số chi nhánh của các ngân hàng trên toàn quốc
Ngân hàng | Tổng chi nhánh/ PGD đang hoạt động |
Ngân hàng ngân hàng | 572 chi nhánh/ PGD trên 53 tỉnh/ TP |
Ngân hàng Techcombank | 309 chi nhánh/ PGD trên toàn quốc |
Ngân hàng Sacombank | 561 chi nhánh/ PGD trên 51 tỉnh/ TP |
Ngân hàng VIB | 165 chi nhánh/ PGD tại 27 tỉnh/ TP |
Ngân hàng Vietinbank | 1120 chi nhánh/ PGD trên 63 tỉnh/ TP |
Ngân hàng BIDV | 1236 chi nhánh/ PGD trên toàn quốc |
Ngân hàng MBBank | 317 chi nhánh/ PGD trên toàn quốc |
Ngân hàng VPBank | 214 chi nhánh/ PGD tại 37 tỉnh/ TP |
Ngân hàng TPBank | 65 chi nhánh/ PGD trên 16 tỉnh/ TP |
Cách tra cứu chi nhánh ngân hàng qua thẻ và internet banking 2024
Lấy thông tin trên phong bì nhận thẻ ngân hàng lần đầu
Khách hàng sau khi đăng ký mở tài khoản thành công và đến ngân hàng để nhận thẻ. Lúc này, bạn sẽ cầm lấy một phong bì bao gồm: thẻ, mã PIN, cách sử dụng và tên chi nhánh mở thẻ.
Đây là cách kiểm tra chỉ dành cho các khách hàng mới làm thẻ lần đầu. Với những người đã mở thẻ từ lâu, không còn giữ giấy tờ này thì có thể tham khảo các cách bên dưới.
- *Lưu ý: Phong bì chỉ được cung cấp cho chủ thẻ một lần duy nhất. Chính vì vậy cần lưu giữ, bảo quản nó để có thể kiểm tra các thông tin khi cần thiết.
>>Tham khảo: Cách tra cứu số tài khoản ngân hàng bằng số CMND
Liên hệ đến tổng đài ngân hàng
Tổng đài là nơi để giải đáp hết mọi thắc mắc của khách hàng trên toàn quốc về dịch vụ thẻ cũng như các thông tin liên quan. Chính vì vậy, trong trường hợp không biết chi nhánh của thẻ, bạn có thể nhờ sự trợ giúp của nhân viên ngân hàng.
Bên cạnh việc liên hệ đến hotline ngân hàng để kiểm tra thông tin chi nhánh, theo khảo sát, mọi người còn cần tra cứu các vấn đề khác như:
- Ngày phát hành thẻ
- Các dịch vụ ngân hàng điện tử
- Cách mở thẻ trực tuyến như thế nào?
- Lãi suất gửi ngân hàng/ vay vốn hiện tại bao nhiêu?
Như vậy, nếu bạn còn thắc mắc gì ngoài việc kiểm tra chi nhánh mở tài khoản thì có thể hỏi ngay lúc đó. Nhân viên tổng đài sẽ giải đáp chính xác, nhanh chóng nhất cho khách hàng của mình.
Thông tin hotline của các ngân hàng
Ngân hàng | Hotline |
Ngân hàng ngân hàng | 1900 5454 13 |
Ngân hàng Techcombank | 1900 5888 22 |
Ngân hàng Sacombank | 1900 5555 88 |
Ngân hàng VIB | 1800 8192 |
Ngân hàng Vietinbank | 1900 5454 12 |
Ngân hàng BIDV | 1900 9247 |
Ngân hàng MBBank | 1900 5454 26 |
Ngân hàng VPBank | 1900 5454 15 |
Ngân hàng TPBank | 1800 588 822 |
Ngân hàng Đông Á | 1900 5454 64 |
Ngân hàng Agribank | 1900 5588 18 |
*Lưu ý: Nếu muốn được tư vấn nhanh, bạn nên chuẩn bị trước tất cả các thông tin cá nhân, thông tin tài khoản. Như vậy sẽ rút ngắn được thời gian trao đổi với nhân viên tổng đài.
Tra cứu danh sách chi nhánh qua website ngân hàng
Hiện nay, tất cả các ngân hàng đều công bố công khai danh sách chi nhánh/ PGD trên toàn quốc tại website chính thức. Với cách này, bạn chỉ cần nhớ chính xác mình đã đến địa chỉ nào của chi nhánh/ PGD ngân hàng đã mở tài khoản. Sau đó lọc ngân hàng, chọn tỉnh/ thành phố đã đến, lọc tiếp quận/ huyện.
Như vậy, một danh sách tất cả các chi nhánh/ PGD tại khu vực lọc sẽ hiển thị kết quả. Bạn cần rà theo chi nhánh khớp với địa chỉ mình đã đến là được. Hoặc có thể nhìn lên bản đồ để tra được vị trí một cách nhanh chóng.
Đến trực tiếp bất kỳ chi nhánh/ PGD gần nhất trên Google map
Bạn mở Google và nhập từ khoá tên ngân hàng, danh sách các kết quả gợi ý chi nhánh ngân hàng gần bạn nhất sẽ hiển thị cho bạn lựa chọn.
Di chuyển đến chi nhánh/ PGD gần nhất của ngân hàng là một cách để bạn có thể kiểm tra thông tin chính xác. Bằng cách này, không nhất thiết phải tìm nơi đã mở tài khoản, bạn chỉ cần đến bất kỳ quầy giao dịch nào của ngân hàng trên toàn quốc đều được hỗ trợ.
- *Lưu ý: Khi đi cần mang theo CMND/ CCCD/ Hộ chiếu chính chủ để nhân viên kiểm tra thông tin cá nhân trước khi tra cứu.
Kiểm tra qua app Mobile Banking của ngân hàng
Bên cạnh các cách trên, bạn có thể áp dụng phương thức tra cứu đơn giản này thông qua app được cài đặt trên điện thoại.
- Bước 1: Đăng nhập vào tài khoản trên app Mobile Banking trên điện thoại.
- Bước 2: Tại giao diện chính, cần chọn vào mục “Tài khoản/ thẻ”.
- Bước 3: Chọn tài khoản muốn kiểm tra.
Tất cả các thông tin chung về tài khoản ngân hàng của bạn sẽ hiển thị, trong đó bao gồm cả chi nhánh đã mở thẻ ATM. Đây là cách để tra cứu dễ dàng, nhanh chóng, bạn có thể hoàn toàn chủ động mà không cần liên hệ đến tổng đài.
Tra cứu thông qua cây ATM ngân hàng
Nếu gần nơi bạn đang sinh sống có cây ATM ngân hàng thì có thể di chuyển đến đó để tra cứu cũng rất tiện ích.
- Bước 1: Cho thẻ ATM ngân hàng vào khe đúng chiều mũi tên được in trên mặt thẻ.
- Bước 2: Nhập mã PIN và lựa chọn ngôn ngữ Tiếng Anh/ Tiếng Việt.
- Bước 3: Chọn “Kiểm tra tài khoản
Tất cả thông tin liên quan đến tài khoản ngân hàng của bạn sẽ hiển thị đầy đủ, trong đó có cả chi nhánh/ PGD đã mở thẻ.
Câu hỏi thường gặp kiểm tra chi nhánh làm thẻ ngân hàng
Làm lại thẻ ATM tại chi nhánh ngân hàng khác được không?
Làm lại thẻ ATM tại một chi nhánh/PGD khác được không, câu trả lời ở đây là không. Mặc dù cùng hệ thống ngân hàng đã mở thẻ nhưng vẫn sẽ bị từ chối giao dịch. Chỉ có chi nhánh đã mở thẻ mới có tất cả thông tin về tài khoản của bạn. Chính vì vậy, bạn chỉ thay đổi thông tin, gia hạn thẻ, đăng ký làm lại thẻ,… ở quầy giao dịch đã làm thủ tục đăng ký mở thẻ trước đó.
*Lưu ý: Trường hợp bạn đi làm ăn xa hoặc công tác, không thể đến chi nhánh đã mở thẻ. Cách duy nhất là viết giấy uỷ quyền gửi về cho người thân. Sau đó, người thân của bạn sẽ đến chi nhánh ngân hàng để làm thủ tục đăng ký mở lại thẻ.
Nếu còn bất kỳ thông tin nào thắc mắc, bạn có thể liên hệ đến đường dây nóng của tổng đài ngân hàng để được hỗ trợ tốt nhất.
Cách làm lại thẻ đã mất nhanh nhất
Nếu bạn bị thất lạc/ mất thẻ và vẫn có nhu cầu mở lại thẻ đó để sử dụng thì có thể thực hiện các bước sau:
- Bước 1: Chuẩn bị CMND/ CCCD bản gốc, di chuyển đến PGD ngân hàng nơi đã đăng ký mở thẻ.
- Bước 2: Tại quầy, bạn cần thông báo với nhân viên giao dịch về nhu cầu muốn đăng ký mở lại thẻ ATM.
- Bước 3: Nhân viên sẽ cung cấp cho bạn mẫu giấy, sau đó cần điền đầy đủ thông tin cá nhân/ số tài khoản. Nếu có thắc mắc nào có thể hỏi ngay tại đó để được giải đáp và điền chính xác, tránh sai sót mất thời gian.
- Bước 4: Nộp lại giấy yêu cầu mở tài khoản cho nhân viên kiểm tra.
- Bước 5: Sau khi được xác nhận thông tin chính xác, bạn sẽ được cấp giấy hẹn ngày đến nhận lại thẻ.
*Lưu ý: Nếu làm lại thẻ ATM, bạn sẽ phải chịu một khoản phí nhất định. Một số ngân hàng sẽ miễn phí hoặc thu mức 50.000 VNĐ cho phí dịch vụ. Sau 7 – 10 ngày bạn sẽ nhận được thẻ và có thể kích hoạt để sử dụng bình thường.
Chuyển tiền sai chi nhánh thì có hoàn thành giao dịch được không?
Theo quy định hiện hành của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, tên chi nhánh ngân hàng là yêu cầu bắt buộc trong viễc thực hiện giao dịch.
Trường hợp thực hiện chuyển tiền tại quầy giao dịch ngân hàng thì cần cung cấp chính xác chi nhánh, nếu sai thì lệnh sẽ bị từ chối. Tuy nhiên, nếu chuyển qua dịch vụ Internet Banking/ Mobile Banking thì yếu tố này có thể bỏ qua được.
Những thông tin bạn cần ghi nhớ khi thực hiện giao dịch như: tên tài khoản, số tài khoản, chi nhánh của bản thân và người thụ hưởng chính xác.
Trên đây là các thông tin về cách kiểm tra chi nhánh ngân hàng bằng thẻ ATM và internet banking. Bạn có thể tham khảo để tra cứu chính xác trước khi thực hiện bất kỳ giao dịch nào liên quan đến chuyển/ rút tiền.